Thứ Tư, 30 tháng 11, 2011

Đậu nành và lưu ý khi ăn

Dù là loại thực phẩm quen thuộc, nhưng nhiều bà mẹ vẫn thắc mắc: Liệu đậu nành và các chế phẩm từ nó có tốt cho bé?

Gần đây, thông tin đậu nành có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, niệu nà nội tiết tố ở bé trai và cả bé gái khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Thật hư về điều này thế nào? Làm thế nào để ăn đậu nành an toàn? Chúng tôi đã có buổi trao đổi với bác sỹ Lê Thị Kim Huệ, Trưởng khoa Truyền thông và Giáo dục Sức khoẻ, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM để giải đáp các thắc mắc trên.
Hàm lượng dinh dưỡng mức độ an toàn
100g hạt đậu nành khô cung cấp khoảng 411kcal, 18g chất béo, 35g chất đạm, 165mg can-xi, 11mg sắt. So với thịt hoặc cá, đậu nành có giá trị dinh dưỡng cao hơn, đăc biệt là lượng chất đạm.
Đặc biệt, đậu nành còn chứa chất isoflavone, chất tương tự như nội tiết tố nữ estrogen. Chất này có công dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa và chữa trị một số bệnh như ung thư, tim mạch, rối loạn kinh nguyệt. Do vậy, nhiều bậc phụ hunh lo ngại các bé trai ăn đậu phụ, uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi lớn lên, còn bé gái có nguy cơ dậy thì sớm.
Đậu nành và lưu ý khi ăn, Sức khỏe, dau nanh, dau phu, an dau nanh, suc khoe, bao phu nu,
Ảnh minh họa
Trước những thắc mắc này, bác sỹ Lê Kim Huệ giải thích, những luận điểm trên hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Hiện nay chưa có bằng chứng thuyết phục nào cho thấy chế độ ăn với đậu nành gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản, sinh trưởng và chức năng nội tiết ở người. Hơn nữa, uống sữa đậu nành hay bổ sung những món chế biến từ đậu phụ còn giúp bữa ăn của bé đa dạng hơn, bổ sung thêm chất đạm, can-xi đáng kể va thay thế thịt, cá, tôm, cua, trứng.
Cho bé ăn thế nào?
Bác sỹ Huệ tư vấn, với trẻ dưới sáu tháng tuổi, bạn không nên nuôi trẻ bằng sữa đậu nành vì chất đạm từ loại sữa này khó tiêu hoá hơn sữa mẹ. Bạn chỉ nên bổ sung sữa đậu nành trong trường hợp trẻ không bú sữa mẹ và dị ứng với sữa bò.
Từ độ tuổi ăn dặm (trên sáu tháng tuổi), bạn có thể tập cho bé ăn các món chế biến từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ. Bạn dùng đậu phụ còn non tán nhuyễn để nấu các món như bột hoặc cháo. Tần suất các bữa ăn có đậu nành cho bé là 2 – 3 bữa/tuần. Các bữa còn lại có thể thay thế bằng cá, thịt, tôm, trứng. Những trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi chỉ nên sử dụng 1 – 2 muỗng canh đậu phụ tán nhuyễn trong mỗi bữa ăn. Tuy đậu nành dễ ăn và giàu dinh dưỡng, nhưng bạn cũng không cho trẻ ăn thường xuyên vì sẽ gây nhàm chán.
Khi cho con ăn đậu phụ, bạn lo rằng loại thực phẩm này có chứa nhiều thạch cao? Bác sỹ Huệ cho biết, người chế biến thường dùng thạch cao chứa khoảng 90% sulfate can – xi để làm đông miếng đậu. Khi dùng thạch cao cần đảm bảo các tạp chất như kẽm, đồng, chì, asen (thạch tín) không vượt quá giới hạn cho phép vì có thể gây ngộ độc, ung thư. Vì vậy, bạn nên mua đậu phụ từ cơ sở, doanh nhiệp uy tín, có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm.
Theo Eva

0 nhận xét: